Tuyên truyền 10 điểm mới của Luật Căn Cước (có hiệu lực từ ngày 01/07/2024)

1344

Qua 9 năm triển khai thi hành, Luật Căn cước công dân 2014 đã tạo thuận lợi cho nhân dân trong việc đi lại, thực hiện thủ tục hành chính, giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại. Tuy nhiên, việc thi hành Luật cũng bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc cần giải quyết; nhất là việc sửa đổi, bổ sung quy định để thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số ở nước ta theo Đề án 06. Bên cạnh đó, Đảng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhằm tăng cường hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Do vậy, để tạo bước đột phá về chuyển đổi số ở nước ta, việc sửa đổi Luật Căn cước công dân năm 2014 là cần thiết.

Luật Căn cước năm 2023 được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 6, thông qua ngày 27/11/2023 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 46), gồm 07 chương, 46 điều, quy định về: cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Luật Căn cước 2023 có những điểm mới như sau:

1. Chính thức đổi tên thẻ Căn cước công dân sang thẻ Căn cước Tại khoản 1 và khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước định quy định: “Thẻ Căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của công dân Việt Nam, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật Căn cước”.

Như vậy, việc đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước để bảo đảm tương đồng với thông lệ quốc tế. Việc thay đổi tên thẻ cũng để bảo đảm tính phổ quát, tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế, cho việc thừa nhận, công nhận giấy tờ về căn cước giữa các nước trong khu vực và trên thế giới; hạn chế việc phải sửa đổi, bổ sung Luật khi Việt Nam có ký kết thỏa thuận với các quốc gia khác để sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trong việc đi lại giữa các quốc gia.

2. Người dân có phải đổi thẻ CCCD sang thẻ Căn cước không? Tại Điều 46 Luật Căn cước quy định: “Thẻ Căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước”. Trường hợp thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

Như vậy, đối với các trường hợp công dân đang sử dụng thẻ CCCD vẫn còn thời hạn sử dụng thì vẫn tiếp tục được sử dụng đến khi hết thời hạn mới phải đổi sang thẻ căn cước, trừ trường hợp công dân có nhu cầu đổi từ thẻ CCCD sang thẻ căn cước.

3. Sẽ khai tử Chứng minh nhân dân từ 01/01/2025

Tại khoản 2 Điều 46 Luật Căn cước quy định: “Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp”.

Như vậy, Chứng minh nhân dân chỉ có giá sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024.

4. Bỏ thông tin về quê quán, vân tay và đặc điểm nhân dạng trên thẻ Căn cước

Tại khoản 2 Điều 18 Luật Căn cước 2023 thì thông tin được in trên thẻ căn cước bao gồm:

– Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

– Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập – Tự do – Hạnh phúc”;

– Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

– Ảnh khuôn mặt;

– Số định danh cá nhân;

– Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

– Ngày, tháng, năm sinh;

– Giới tính; –

Nơi đăng ký khai sinh;

– Quốc tịch;

– Nơi cư trú;

– Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

– Nơi cấp: Bộ Công an.

Như vậy, từ ngày 01/7/2024 thì trên thẻ căn cước đã lược bỏ thông tin vê quê quán, vân tay, đặc điểm nhân dạng, nơi thường trú (thay bằng nơi đăng ký khai sinh).

5. Người được cấp thẻ căn cước; Độ tuổi được cấp thẻ căn cước

Tại Điều 19, Luật Căn cước quy định: “Người được cấp thẻ căn cước là công dân Việt Nam; công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước; công dân Việt Nam dưới 14 tuổi được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu”.

Như vậy, Luật Căn cước đã bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi để bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của công dân; phát huy giá trị, tiện ích của thẻ căn cước trong hoạt động của Chính phủ số, xã hội số. Việc cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

5.2. Độ tuổi được cấp thẻ căn cước

Tại Điều 21, Luật Căn cước quy định: “Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước theo quy định tại khoản 1 điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo”.

Như vậy, Luật Căn cước đã bổ sung thêm người đủ 14 tuổi phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước. Trường hợp công dân đề nghị cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi thì thời hạn thẻ căn cước có giá trị đến độ tuổi cấp đổi thẻ tiếp theo. Ví dụ công dân đề nghị cấp đổi thẻ khi công dân 23 tuổi thì thời hạn của thẻ căn cước có giá trị đến đủ 40 tuổi thì mới phải thực hiện cấp đổi.

6. Giấy chứng nhận căn cước; đối tượng cấp Giấy chứng nhận căn cước

6.1. Giấy chứng nhận căn cước

Tại khoản 11 Điều 3 Luật Căn cước quy định: “Giấy chứng nhận căn cước là giấy tờ tùy thân chứa đựng thông tin về căn cước của người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch, do cơ quan quản lý căn cước cấp theo quy định của Luật này”

Như vậy, đây là điểm mới hoàn toàn so với Luật Căn cước công dân năm 2014. Việc cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam chưa xác định quốc tịch Việt Nam là quy định nhân văn, tiến bộ, tạo bước phát triển mạnh mẽ trong công tác quản lý xã hội, đảm bảo quyền của những người sinh sống, làm việc trên lãnh thổ Việt Nam.

6.2. Đối tượng cấp Giấy chứng nhận căn cước

Tại Điều 30 Luật Căn cước quy định: “Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch mà đang sinh sống liên tục từ 06 tháng trở lên tại đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện nơi không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã”.

Như vậy, Giấy chứng nhận căn cước được cấp cho người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch Việt Nam.

7. Từ 01/7/2024, công dân sẽ có Căn cước điện tử

Tại khoản 1 Điều 31 Luật Căn cước quy định: “Mỗi công dân Việt Nam được cấp 01 căn cước điện tử”.

Như vậy, một trong những nội dung đáng chú ý khác của điểm mới Luật Căn cước là bổ sung Căn cước điện tử. Căn cước điện tự được thể hiện qua tài khoản định danh điện tử. Căn cước điện tử có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào căn cước điện tử của người được cấp căn cước điện tử để thực hiện thủ tục